Tầm soát mất ngủ
Tầm soát mất ngủ

Gói tầm soát mất ngủ • Cứ 3 người thì có khoảng 1 người ít nhất là bị mất ngủ mức độ nhẹ. • Nhiều người bị mất ngủ do có thói quen đi ngủ không tốt. • Đối với chuyên gia điều trị mất ngủ, liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp hiệu quả nhất. • Với các điều trị trong thời gian dài, sử dụng thuốc ngủ không phải là phương pháp hiệu quả. • Chúng ta có các bác sĩ lâm sàng, chuyên gia về giấc ngủ và các chương trình trực tuyến giúp điều trị chứng mất ngủ. Mất ngủ là gì ? Bệnh nhân khó đi ngủ kéo dài ít nhất 3 ngày/tuần trong ít nhất một tháng với các dạng mất ngủ đầu hôm, giữa hôm và cuối hôm. • Mất ngủ đầu hôm: thường khó đi vào giấc ngủ và thường kéo dài hơn 30ph • Mất ngủ giữa đêm: không duy trì được giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm • Mất ngủ cuối hôm: thức dậy sớm hơn so với bình thường trước đây ít nhất 30 phút và tổng thời gian ngủ nhỏ hơn 6,5 tiếng Người bệnh cảm thấy khó chịu, bận tâm quá mức về giấc ngủ và mất ngủ gây ảnh hưởng đến các chức năng nghề nghiệp, xã hội và các mối quan hệ. Thăm khám và tầm soát rối loạn giấc ngủ sẽ giúp các bác sĩ tìm được nguyên nhân gây mất ngủ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý hỗ trợ người bệnh lấy lại trạng thái bình thường một cách tốt nhất.

Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ
Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là một hội chứng về não khi các chức năng của não bị mất cấp tính. Do các chất dinh dưỡng và oxy có trong dòng máu được bơm lên não từ tim đột ngột không lưu thông được sẽ khiến chức năng não suy giảm, không thể điều khiển các cơ quan khác. Tình trạng này được gọi là đột quỵ (hay tai biến mạch máu não). Chúng ta có thể chia đột quỵ thành 2 nhóm: • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (hay còn gọi là nhồi máu não); • Đột quỵ do xuất huyết não (hay còn gọi là chảy máu não). Vì sao nên tầm soát Đội Qụy? Bên cạnh những dấu hiệu triệu chứng của đột quỵ. Nếu lo lắng về cơ thể của chúng ta có thể bị đột quỵ. Chúng ta nên tầm soát đột quỵ để kịp thời điều trị và biết trước các dấu hiệu để tránh nguy cơ đột quỵ Ở người trẻ khi đột quỵ thường là do huyết áp tăng động gây vỡ phình mạch máu não dẫn đến tử vong, đây là trường hợp thường không có dấu hiệu nào báo trước khi mạch máu bị vỡ. Theo số liệu thống kê hiện nay thì trong số những bệnh nhân đột quỵ có đến 80% không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào. Mà những trường hợp này thường sẽ dẫn đến xuất huyết tràn trong não và gây tử vong rất nhanh. Hãy tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ để an tâm sống khỏe nhé!

Tầm soát bệnh lý đau đầu
Tầm soát bệnh lý đau đầu

Gói tầm soát bệnh lý đau đầu - Thăm khám và tầm soát đau đầu sẽ giúp các bác sĩ tìm được nguyên nhân gây đau đầu để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị hợp lý giúp người bệnh lấy lại trạng thái bình thường một cách tốt nhất. - Đau đầu là triệu chứng than phiền nhiều nhất tại phòng khám đa khoa. Thống kê cho thấy hơn 50% người đến khám đã từng than phiền đau đầu ít nhất 01 lần và 1/3 người bệnh đến khám vì đau đầu migraine. - Với gói tầm soát đau đầu, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám các bệnh nhân đau đầu và làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác loại đau đầu các tiêu chuẩn Quốc tế về chẩn đoán và tầm soát đau đầu nguyên phát và thứ phát được áp dụng tại Trung tâm. - Bước đầu tiên là xác định loại đau đầu. Đôi khi đau đầu là một triệu chứng của một bệnh hoặc tình trạng khác (Viêm xoang hay trong trạng thái lo âu, căng thẳng); đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng. - Đau đầu mãn tính hằng ngày, xảy ra 15 ngày, mỗi tháng và kéo dài hơn ba tháng. Đau nửa đầu migraine cũng là những dạng mạn tính thường gặp. - Các một số loại đau đầu ít gặp hơn và cần được sự hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa thần kinh: Đau đầu do căng thẳng, Đau nửa sọ liên tục, đau dây thần kinh tam thoa, đau đầu thành cụm, đau do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, cột sống cổ, đau đầu do lạm dụng thuốc… Khi nào đau đầu khiến bạn đến gặp bác sĩ? Hầu hết mọi người đều đã bị đau đầu và rất nhiều người không lo lắng gì về điều đó. Nhưng nếu những cơn đầu đang làm gián đoạn các hoạt động, công việc hoặc cuộc sống cá nhân, thì đã đến lúc cần đến gặp bác sĩ. Không phải lúc nào chứng đau đầu cũng có thể ngăn ngừa được, nhưng bác sĩ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.