Có nhiều nguyên nhân làm da bị phồng rộp:
- Những vết phồng do sự cọ xát thông thường: xuất hiện khi da bị cọ xát mạnh và liên tục, nhất là khi mới bắt đầu một công việc nặng nhọc nào đó mà làn da bạn từ trước chưa quen chịu đựng trong lao động và sinh hoạt như: tay cầm nắm làm việc nhiều (cưa xẻ, cầm cày, bừa, cầm dao chặt, cầm búa đóng đinh...trong một thời gian dài), vai vác nặng, chân đi nhiều, đi dép, giày chật... nên xuất hiện vết phồng nước. Vết phòng như thế này có thể tự xử lý ở nhà.
- Ngoài ra, còn có những vết phồng do các nguyên nhân khác như: vết cắn của côn trùng, vết bỏng, nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với hóa chất...Nếu tổn thương lan rộng, sâu...cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí.
Vậy cần làm gì để sơ cứu đúng cách khi da bị phồng rộp?
Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Băng bóng nước nhỏ bằng một miếng băng dính, và băng bóng nước lớn hơn bằng một miếng gạc xốp với miếng nhựa phủ có lổ, nhằm hút ẩm và giúp vết thương thoáng khí. Nếu bạn bị dị ứng với chất keo ở một số băng dính, hãy dùng băng giấy.
Không chích bóng nước trừ khi nó quá đau và khiến bạn không di chuyển hay không sử dụng tay được. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tuần hoàn máu kém, hãy báo với bác sĩ trước khi tự chữa trị.
Để làm giảm đau do phồng rộp có thể dẫn lưu dịch nhưng vẫn giữ cho lớp da bên trên nguyên vẹn, bằng cách:
Hãy báo với bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng quanh chỗ phồng rộp như có mủ, ửng đỏ hoặc da nóng lên.
Để da tránh bị phồng rộp, hãy sử dụng găng tay, vớ, băng cá nhân cho những vùng tiếp xúc hay bị chà sát. Một số loại vớ thể thao đặc biệt có thêm miếng đệm lót ở những vùng quan trọng. Bạn cũng có thể thử lót một miếng nhung trong giày ở nơi có thể bị cọ xát, ví dụ như gót chân.
Nguồn: Y Học Cộng Đồng
Tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe: Xem thêm>