eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do một loại amíp hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Nguyên nhân của chứng kiết lỵ thường là do ăn phải thực phẩm bị hư hỏng hoặc do uống phải nước bị nhiễm khuẩn.

TRIỆU CHỨNG

Tiêu chảy; Phân lỏng; Phân lẫn máu; Đau bụng; Đau trực tràng; Sốt; Buồn nôn, ói mửa

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để loại trừ bất thường điện giải và thiếu máu. Để xác định nguyên nhân, tìm ký sinh vật, vi khuẩn, tế bào, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm phân. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vi khuẩn gây nhiễm khuẩn. Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh, bồi phụ nước bằng đường uống hoặc tiêm chuyền.

Tổng quan

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do một loại amíp hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.

Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Nguyên nhân
  • Do amíp (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.
  • Do vi khuẩn gây ra, có thể do:
    • Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.
    • Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.
    • Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
    • Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi đại tiện không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng… Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
Nguyên nhân khác

Rối loạn về đại tiện

Người bệnh đi đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện, đau rát hậu môn kèm theo cảm giác mót đại tiện. 

  • Tính chất của phân: Phân thường rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm mạc, dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân. 
  • Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện bệnh nhân thường thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng sigma và trực tràng, kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong 1 ngày có rất nhiều cơn, gây đại tiện nhiều lần.

Các triệu chứng khác

  • Người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc không, nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.
  • Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…
  • Triệu chứng toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, suy mòn…
Phòng ngừa
  • Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
  • Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
  • Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
  • Ðiều trị người lành mang bào nang.
Điều trị

Các loại thuốc diệt lỵ amíp

  • Emetine: Do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa 2 đợt điều trị là 45 ngày.
  • Metronidazole: Thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt, nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
  • Dehydro-emetine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa 2 đợt điều trị là 15 ngày.

Các loại thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella

  • Bactrim.
  • Ciprofloxacime, Pefloxacine, Ofloxacine.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.