Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Huyết áp thấp gây khó khăn cho việc vận chuyển máu tới các tế bào của cơ thể, khiến các bộ phận trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng khác. Huyết áp thấp có nhiều nguyên nhân, bao gồm: nhiễm trùng nặng, mất máu, đau do chấn thương vào ngực hoặc bụng, đau tim, sốc phản vệ, loạn nhịp tim, suy tim, dùng thuốc quá liều, chấn thương tủy sống nghiêm trọng.
Nhầm lẫn, chóng mặt, yếu, ngất xỉu, hôn mê, nôn, toát mồ hôi lạnh.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Đo huyết áp. Các kiểm tra được thực hiện để xác định nguyên nhân huyết áp thấp: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), siêu âm tim, xét nghiệm Troponin, phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang. Cấy máu phát hiện các yếu tố gây nhiễm trùng.
Mục tiêu của điều trị là để nâng cao huyết áp và loại bỏ những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Điều trị có thể bao gồm: truyền dịch, truyền máu, dùng các loại thuốc tăng huyết áp. Kháng sinh có thể được sử dụng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Người bị huyết áp thấp thường có các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc ngất, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn,…
Những bệnh nhân này khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự điều chỉnh kịp thời để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận, gây tổn thương các cơ quan này.
Trong tình trạng trên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp là do đang mắc một số bệnh như suy giảm tuyến giáp, các bệnh về tim, bệnh thần kinh,… bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có sự tư vấn điều trị phù hợp, hiệu quả và triệt để.