eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Cảm lạnh

Cảm lạnh hay viêm đường hô hấp trên là bệnh do nhiễm vi-rút cảm lạnh gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang, tai, ống eustachian (ống thông giữa tai và mũi), khí quản, thanh quản và ống phế quản. Vi-rút cảm lạnh thường không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Đôi khi rất khó phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng vài ngày đầu của bệnh để xác định chẩn đoán. Cảm lạnh thường nhẹ hơn cúm, gây sốt và đau nhức cơ thể ở mức nhẹ hơn. Cảm lạnh thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn và không cần nhập viện.

TRIỆU CHỨNG

Sổ mũi, đau họng, ho. Ho có đờm trắng. Sốt nhẹ. Nhức mỏi cơ, nhức đầu ở nhiều mức độ.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang phổi để loại trừ nguyên nhân viêm phổi. Các xét nghiệm khác để loại trừ cúm có thể được thực hiện. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bao gồm: thuốc hạ sốt (acetaminophen, ibuprofen), thuốc kháng histamin nếu chảy nước mũi quá nhiều, bổ sung nước và chất điện giải. Hiện không có vắc-xin cho cảm lạnh thông thường.

Tổng quan

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh (còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp),là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.

Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh; các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng(viêm họng), và các xoang(viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra.

></figure></div></div><div class=
Nguyên nhân

Loại virus này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.Các virus cảm lạnh thường truyền qua đường không khí, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc vật nhiễm khuẫn. Các virus tồn tại lâu dài trong môi trường, sau đó có thể lây qua tay con người khi tiếp xúc với vật bẩn, rồi lên mắt mũi khi tay tiếp xúc, nơi mà nhiễm trùng thường xảy ra, do hệ miễn dịch vùng này yếu và thường ít được vệ sinh.Sau đó nó sẽ lây sang những người tiếp xúc lâu dài với người bệnh đặc biệt là các thành viên trong gia đình. Không có bằng chứng cho thấy virus gây cảm lạnh lây qua đường không khí nhưng những người tiếp xúc với người bệnh lâu dài qua đường không khí có khả năng mắc bệnh rất cao.

Nguyên nhân khác

Biểu hiện đầu tiên của cảm thường chỉ là đau hay rát họng.

Các triệu chứng thường gặp khác là chảy mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi. Những triệu chứng này thường đi kèm với đau cơ, mỏi mệt, nhức mỏi, khó chịu, nhức đầu, chán ăn.

Cảm lạnh đôi khi làm sốt, nếu sốt cao có thể làm người bệnh kiệt sức (thường gặp ở bệnh cúm hơn).

Những triệu chứng của cảm lạnh thường mất đi sau 1 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày, trong đó ho thường kéo dài hơn các triệu chứng khác. Trẻ em thường có những triệu chứng nặng hơn và có thể gặp sốt, phát ban.

Phòng ngừa
  • Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C, tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết.
  • Phải mặc ấm, đội mũ, đi găng tay, tất chân để chống rét. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.
  • Ăn uống no và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu... để giữ ấm cơ thể.
Điều trị

Tất cả những điều trị trong bệnh cảm chỉ là điều trị triệu chứng, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng của bệnh.

Thông thường, bệnh sẽ nặng nhất vào các ngày thứ 2-3 của bệnh, sau đó các triệu chứng sẽ lui dần. Do đó, các thuốc điều trị trong cảm cúm nên được cho càng sớm càng tốt. Hơn nữa, việc dùng thuốc sớm có thể hạn chế được những biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa của bệnh dù chưa được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu lớn.

Các thuốc an toàn và hiệu quả

  • Kháng histamine H1: Kháng histamine H1 có công dụng ngăn chặn hoạt động của histamine trong cơ thể, chúng gây tiết nhiều nước mũi, nước mắt, phòng ngứa. Các loại thuốc kháng H1 đã được chứng minh có hiệu quả trong bệnh cảm là Chlorpheniramine, Brompheniramine, Clemastine. Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp dù hiếm là: buồn ngủ, khó tiểu ở những người có phì đại tiền liệt tuyến, làm nặng thêm tình trạng tăng nhãn áp.
  • Kháng viêm không steroid (NSAIDs): Kháng viêm không steroid đã được sử dụng nhiều để điều trị triệu chứng bệnh cảm như: sốt, lạnh, đau cơ, và mệt mỏi trong cảm lạnh. Một số thuốc thường được sử dụng là Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu lớn về việc sử dụng NSAIDs trong bệnh cảm. Tác dụng phụ quan trọng của NSAIDs là khó chịu đường tiêu hóa, ở một số người có thể gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Các thuốc chống nghẹt mũi, ví dụ như pseudoephedrine, làm co các mao mạch ở màng nhầy mao mạch mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Thuốc có ở dạng uống hay nhỏ mũi, thường có thể dùng các loại thuốc nhỏ mũi có bán tại các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, loại này chỉ được dùng không quá 3 ngày liên tiếp, nếu dùng lâu hơn, có thể làm mũi bị sưng và làm nghẹt mũi trầm trọng hơn. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc uống quá liều là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng.
  • Thuốc ức chế ho: Thuốc ức chế ho có thể là an thần tự nhiên như codeine, hay an thần tổng hợp như dextromethorphan. Thuốc ức chế ho tác động ức chế trung tâm phản xạ ho trên não. Hiệu quả của chúng đã được chứng minh trên những bệnh nhân ho mạn tính, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của chúng trên tình trạng ho trong cảm. Không nên sử dụng thuốc ho trong những trường hợp ho có đàm ở người bệnh phổi mạn tính vì thường không có hiệu quả. Tác dụng phụ hiếm gặp là khó chịu ở đường tiêu hóa.
  • Các biện pháp trị liệu khác có thể áp dụng
    • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn, virus nữa. Nhờ công dụng này mà vitamin C có thể được xếp vào một trong những biện pháp cần thiết trị cảm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm giảm cơn khó chịu của bệnh cảm như ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần... và nhiều triệu chứng cảm khác.
    • Tuy việc uống vitamin C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên.
    • Chất kẽm: Chất này cũng có công dụng rút ngắn cơn bệnh lại một vài ngày và hay nhất là có thể làm dịu đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ. Chất kẽm cũng như chất sắt, chất vôi (canxi)... và những kim loại có ích khác thường được bày bán tự do tại các nhà thuốc tây. Chất này cũng được chế thành kẹo ngậm trị cảm cúm có hình thoi hoặc hình bình hành.
    • Nên để ý nếu dùng quá nhiều (trên 1.000mg) kẽm có thể trở thành một chất độc. Khi dùng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc đơn của bác sĩ.
    • Tỏi: Thuốc tỏi bán tại các tiệm thuốc tây hoặc tỏi sống cũng có công dụng giết virus và rút ngắn cơn cảm cúm của bạn rất nhanh chóng. Ăn tỏi sống có hiệu quả hơn.
    • La Hán Quả (Lohan quo) có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau 1-2 lần uống là có thể tiêu trừ hết những đờm gây khó chịu nơi cổ họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi).
    • Nước muối: Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều 1 muỗng cà phê muối ăn trong 1/2 lít nước ấm - khi súc miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ họng - rồi khạc ra). Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn.
    • Uống trà nóng hoặc canh nóng: Nên thật nóng miễn là đừng để bị bỏng miệng - uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết chén. Có công dụng thông mũi.
    • Xông hơi: Đây là biện pháp dân gian thường được áp dụng đối với người bệnh cảm, tuy nhiên chưa được chứng minh rõ ràng và cần phải đề phòng bỏng.
    • Một số biện pháp đơn giản cũng được khuyên là nghỉ ngơi, giảm stress để nâng cao sức đề kháng, ngừng uống nước đá để tránh tình trạng kích thích ở họng…
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.